« Bỏ nhà đi Paris » dans le marché du livre au Viet Nam

- Tiệm sách « Kính vạn hoa » chọn « Bỏ nhà đi Paris » trong bộ « Sách về đề tài Du lịch »: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.657614617636561.1073742006.330624573668902&type=1

- Trên báo mạng và tại các nhà sách:

http://bookaholic.vn/bo-nha-di-paris-camille-tham-tran/

http://nhasachphuongnam.com/bo-nha-di-paris-p79844.html

http://tiki.vn/author/camille-tham-tran.html

http://www.sucmanhngoibut.com.vn/sach-van-hoa-du-lich/sach-truc-tuyen-bo-nha-di-paris.html

Publié dans Activités | Laisser un commentaire

Salammbô à la télé vietnamienne

Giới thiệu Salammbô trong chương trình Chào ngày mới kênh HTV7, ngày 21-6-2014: (Salammbô sur HTV7, le 21 juin 2014)

Publié dans Activités | Laisser un commentaire

Salammbô dans la presse vietnamienne

Báo chí nói về cuốn Salammbô:

VnExpresse

Báo Phụ nữ Thành phố

Báo Tuổi trẻ online

Publié dans Activités | Laisser un commentaire

Bản dịch Salammbô

Đính chính dành cho bạn đọc cuốn Salammbô:
Trang 5: từ dưới lên
Dòng 10: « du Champ » thành « Du Camp »
Dòng 7 và 8: « Maxime » thành « Du Camp »

Trang 9:
Dòng 1 từ trên xuống: « chọn nhà của Hội » thành « đã chỉ định nhà ngài »

Trang 37:
Dòng 1 từ trên xuống: « đội quân » thành « quân »

Trang 66:
Dòng 5 từ trên xuống: « Barbares » thành « Barbare »

Trang 255:
Dòng 1 từ trên xuống: « Lính đánh thuê » thành « Đánh thuê »

Trang 285:
Dòng 14 từ dưới lên: « bắt chấp » thành « bất chấp »

Trang 311: từ dưới lên
Dòng 13: « nghiến chặt lấy anh » thành « nghiến chặt anh »
Dòng 4: « hơi thở của chàng » thành « hơi thở chàng »
Dòng 2: « đầu gối chàng » thành « đầu gối »

Trang 334:
Dòng 5 từ dưới lên: « bàn tay của Narr’Havas » thành « bàn tay Narr’Havas »

Bìa sau: từ trên xuống
Dòng 1, 2: « với đội quân Lính đánh thuê » thành « với quân Lính đánh thuê »
Dòng 13: « Bauderlaire » thành « Baudelaire »

Publié dans Activités | Laisser un commentaire

Traduction de « Le capitaine Fracasse » – Truyện kiếm hiệp « Thủ lĩnh Fracasse » (Théophile Gautier)

Phần mở đầu:

I

LÂU ĐÀI KHỐN KHỔ

Đằng sau một trong những ngọn đồi còi cọc nổi cục ở miền Landres, giữa Dax và Mont-de-Marsan, dưới triều vua Louis XIII, sừng sững một trong những biệt thự thôn quê thường thấy ở xứ Gascogne mà dân làng tô điểm gọi hẳn nó là lâu đài.

Hai tháp tròn, đội trên mái cái nón úp, dính bên sườn góc một toà nhà mà mặt tiền rạch hai rãnh sâu hoắm đã tố cáo sự tồn tại cái cầu cơ động xưa kia nay vô dụng vì hào đã bị lấp, và đem lại cho trang viên vẻ phong kiến với các chòi canh kiểu ống xay hạt tiêu đỉnh gắn chong chóng gió đuôi én. May thay một lớp thường xuân bao nửa tháp chém màu xanh đậm xuống nền đá xám mà từ thời đó đã cũ rích.

Kẻ hành hương nhận ra từ xa lâu đài họa trên nền trời nóc ngói nhọn, vượt lên khỏi hàng đậu kim và thạch thảo, hẳn đánh giá đấy là chốn thích hợp cho một quý tộc tỉnh lẻ; nhưng khi đến gần, hắn liền đổi ý. Lối dẫn từ đường cái vào trang viên bị thu lại, bởi rêu và các loại dây leo bám chằng chịt, trở thành một con đường mòn hẹp trăng trắng tựa dải trang trí xin xỉn trên cái áo măng tô đã sờn.

Hai vết xe đổ ứ nước mưa và trú ngụ bởi đám ếch chứng tỏ rằng xưa kia cũng có xe cộ qua đây, nhưng mà sự yên ổn của đám lưỡng cư ấy cho thấy chúng chiếm chỗ đã lâu và tin chắc là không bị làm phiền.-Trên cái dải được khai thông qua đồng cỏ dại ấy, và được làm nhão bởi một cơn mưa rào mới đây, người ta chẳng thấy lấy một dấu chân người, và cành cây bụi rậm, trĩu những giọt nước li ti lóng lánh, dường như đã không bị rẽ ra từ lâu.

Các mảnh lớn sần sùi màu vàng ăn vào lớp bóng của ngói đất nung và làm lung tùng phèo mái, trong đó phải kể đến những rui mục nát chỗ nọ chỗ kia phải nhường cho rỉ làm mắc kẹt cái chong chóng gió, mà gió thổi một đường nó chỉ một nẻo; các cửa sổ mái bị kẹt vì cánh gỗ lệch lẹo và nứt chẻ. Đá vụn lấp đầy lỗ tháp, mười hai cửa sổ mặt tiền thì tám cái bị đóng chéo bằng các thanh gỗ; hai cái khác kính long sòng sọc, mới chỉ trước có gió bắc đã run lẩy bẩy trong dóng khung chì. Giữa các cửa sổ, lớp vữa trát bong từng mảnh như vảy da người ốm, để thò ra những viên gạch trụi thụi lủi long hết vữa, đá xây vỡ vụn trước ảnh hưởng độc hại từ mặt trăng: cánh cửa, đóng khung trong cái lanh tô đá, mà giữa những chỗ sần sùi không đều lộ ra một hình trang trí cũ mờ xỉn đi bởi thời gian và bởi sự chểnh mảng, cái huy hiệu bạc phếch đến nỗi quan tuyên cáo kinh nghiệm nhất cũng không thể giải mã nổi và dải trang trí hai bên hình mũ giáp trên huy hiệu cuộn vòng vèo kì dị, xoắn nhau đoạn này nối tiếp đoạn kia. Cửa sổ trên cửa chính còn cho người ta thấy chỗ sót lại của lớp sơn màu máu bò như đỏ lựng lên vì ngượng trước cảnh suy tàn; đinh đầu nổi đa mặt giữ các tấm ván nứt và tạo nên vài hình cân đối đứt đoạn chỗ nọ chỗ kia. Cánh cửa duy nhất còn mở chỉ vừa đủ chỗ ra vào cho cả chủ nhân lẫn khách khứa lâu đài hẳn không nhiều nhặn gì cho cam, và tựa vào dứng cửa là cái bánh xe vỡ rũ nát, mảnh vỡ cuối cùng xác cỗ xe từ đời vua trước. Ổ chim én đóng dấu tem lên đỉnh ống khói và góc các cửa sổ, nếu không có vệt khói vặn vẹo xoắn xéo chui ra khỏi cái ống gạch trên mái nhà như trong hình vẽ của bọn học trò nguệch ngoạc bên lề vở, người ta có thể tin rằng lâu đài không người ở: nhà bếp hẳn còm nhom lạnh lẽo, vì đến một kẻ võ biền với cái tẩu của hắn cũng có thể tạo cuộn khói dày hơn.

Đó là dấu hiệu sự sống duy nhất mà ngôi nhà đem lại, như kẻ hấp hối mà sự tồn tại của hắn chỉ còn thấy qua làn hơi thở.

Vừa đẩy cánh cửa ì mà phải ủn thật mạnh và mở với sự cáu tiết không tránh khỏi vì bản lề gỉ và nghiến kèn kẹt, người ta bỗng thấy mình đứng dưới một kiểu vòm cung nhọn gôtic cổ hơn phần còn lại của lâu đài, và được chia ra bởi bốn cái gờ đá granit xanh da trời nhàn nhạt giao nhau tại một miếng đá nổi lên, chỗ cho thấy phần ít bị hư hỏng hơn cái huy hiệu khắc bên ngoài, ba con cò mạ vàng trên nền trời, hay vài điều gì đó tương tự, bởi vùng sẫm tối của mái vòm không cho phép phân biệt rõ. Những cái phễu tắt nến làm bằng tôn đã đen kịt bởi đuốc gắn trong tường, cùng các vòng sắt xưa kia người ta dùng để buộc ngựa cho khách, thứ ngày nay hiếm thấy, cứ nhìn vào bụi két trên những cái vòng thì biết. Từ mái che ấy, chỗ mà bên dưới có hai cửa, một dẫn đến các phòng tầng trệt, một dẫn vào sảnh lớn mà xưa kia hẳn được dùng cho đội gác, người ta tuột vèo vào một cái sân buồn tẻ, trống trải và lạnh lẽo, bao bởi bức tường chót vót nhằng nhịt gạch sọc chéo những vệt dài đen kịt nước mưa đông. Trong góc sân, giữa đống gạch vụn rơi xuống từ gờ tường nứt nẻ, tầm ma, yến mạch dại, độc cần mọc um tùm, còn cỏ dại thì bọc lấy những viên gạch lát.

Tít trong góc, cái cầu thang có tay vịn bằng đá trang trí bởi núm tròn gắn trên đỉnh nhọn dẫn đến một khu vườn thấp hơn sân. Bậc thang gãy và nứt bập bênh dưới chân hay chỉ được giữ bởi những sợi rêu và cây gai tường; trên trụ ban công có vẻ trồng cây râu thần, cải củ và actisô dại.

Về phần cái vườn, nó đang từ từ biến thành bụi rậm hay rừng nguyên sinh. Chỉ trừ ra một mảnh vuông lốm đốm vài cái bắp cải lá nổi đầy gân, màu xanh xam xám, điểm sao vàng xung quanh ruột cải bắp đen sì, sự hiện diện của chúng cho thấy có trồng trọt, thiên nhiên đã lấy lại quyền trên mảnh đất bị bỏ hoang và xoá khỏi đó những dấu vết cày xới của con người mà dường như nó rất khoái chí làm cho biến mất.

Cây cối không tỉa vươn ra xung quanh đầy cành mập mạp. Dãy hoàng dương, được trồng để đánh dấu khuôn vườn và các lối đi, nay đã lên cây, vì không được cắt tỉa suốt nhiều năm. Gió mang hạt đến gieo một cách ngẫu nhiên và chúng mọc lên mạnh không gì ngăn nổi, đặc biệt cùng cỏ dại, chỗ đáng ra phải mọc những bông hoa đẹp và các loại cây hiếm có. Cây ngấy leo, đầy gai, đan nhau từ bờ nọ sang dàn kia trên lối đi ngoắc vào bạn để ngăn không cho đi tiếp và để che giấu cái bí mật buồn thảm quện u sầu. Sự cô độc không thích bị bất ngờ khi đang lộ tâm tư, nó gieo rắc khắp chung quanh mình tất cả những gì chướng ngại.

Thế nhưng, nếu ta cứ cố tiến lên, không sợ bị cào xước bởi dây leo chằng chịt và các cú đập của cành, dấn bước đến tận cuối lối mòn từ ngày xửa ngày xưa nay khó đi và rậm rạp hơn cả một đường đi trong rừng, ta sẽ tới một nơi kiểu như hốc lổn nhổn những đá trông như hang nơi thôn dã. Giữa những cây mà hạt gieo từ đời nảo đời nào mọc lên từ kẽ hở giữa những tảng đá, như cây đuôi diều, cây hoa đơn, thường xuân đen, hang còn có thêm những cây khác, nghê đào, dương xỉ, nho dại rủ xuống như râu, và trùm lên che khuất đến một nửa bức tượng đá cẩm thạch hình một nữ thần, Flore hay Pomone gì đó, tượng ngày xưa hẳn rất duyên dáng và làm rạng danh người tạo ra nó, nhưng nay mũi tẹt như thần Chết, vì gãy. Nữ thần khốn khổ mang theo trong giỏ, đáng ra toàn hoa thì lại là một đống nấm mốc meo và có vẻ độc; ngay cả nàng hình như cũng bị đầu độc, vì những mảng rêu nâu vằn vèo trên thân thể nàng ngày xưa trắng nõn. Bên đôi chân đầy nước đọng hôi um, dưới lớp bèo tấm xanh lè trong cái vỏ sò bắng đá, một vũng nâu nâu chứa toàn nước mưa; vì cái mõm sư tử, phần tượng vẫn có thể nhận ra nếu muốn, không nhè nước ra nữa, vì đường dẫn bị tắc hay đã vỡ.

Cái khu lố lăng ấy, như người ta vẫn gọi lúc bấy giờ, đã chứng cho cảnh đổ nát toàn diện này một sự sung túc đã mất đi nào đó và gu nghệ thuật của những người chủ xưa kia của lâu đài. Nếu được cạo sạch và khôi phục lại một cách cẩn thận, bức tượng sẽ cho thấy phong cách florence thời Phục hưng, kiểu của các nhà điêu khắc Ý đến Pháp theo chân bậc thầy Roux hay Primatice, đó có thể là thời hoàng kim của gia tộc giờ không còn nữa.

Cái hang tựa vào một bức tường bị lục hoá và ẩm mốc xanpet, nơi còn những cái lưới mắt cáo đứt ngoắc vào nhau và hẳn được dùng vào việc che thành tường, khi nó còn đang xây, dưới tấm rèm cây leo và lá rậm rạp. Bức tường ấy, khó thấy vì phải xuyên qua mảng đâm chồi nảy lộc hỗn loạn của những cái cây lớn quá mức, đóng phần bên này của khu vườn lại. Mà ở phía bên kia, trảng đất trải dài đến tận chân trời thấp và buồn bã, lốm đốm cây thạch thảo.

(Thắm Trần dịch)

(tranh minh họa của Gustave Doré)

Publié dans Activités | Laisser un commentaire

Conférences et dédicaces de « Bỏ nhà đi Paris » et « Salammbô » au Việt Nam en avril 2014

Vài ý chính buổi nói chuyện ra mắt hai cuốn sách « Bỏ nhà đi Paris » và « Salammbô » sáng 12-4-2014 tại Hà Nội của tác giả, dịch giả Camille Thắm Trần:

« Bỏ nhà đi Paris là câu chuyện nhỏ tôi ghi chép lại những gì tai nghe mắt thấy, bắt đầu từ hơn 10 năm trước, lúc còn chân ướt chân ráo đến Paris, và tôi kể chuyện mình đã xoay xở ra sao trong hoàn cảnh ấy.

Chuyện tôi vẽ đây không phải là một bức tranh đậm đặc tình tiết, dạt dào cảm xúc, chi li tỉ mỉ, đao to búa lớn, mà chỉ họa nét đậm nét nhạt, có lẽ có chút khói mây, bạn đọc phải tưởng tượng. Những gì tôi viết chỉ gợi như cánh cửa mở hé căn phòng bí mật. Và khi đó, chính bạn là một phần của chuyện. Bạn không thụ động nhận câu chuyện đã quá toàn vẹn mà bạn sẽ là mắt xích cuối cùng tưởng tượng và vẽ nốt bức tranh. Nhiều bản hoàn thiện cuối cùng, vì mỗi người có nhân sinh quan và cách diễn đạt, không ai giống ai.
Câu chữ trong chuyện được khâu tay, lộm cộm, chứ không đều tăm tắp mượt mà như khâu máy. Thỉnh thoảng đang khâu, tác giả có lơ đãng nhìn ra cửa sổ, nơi có lúc ánh nắng chan hòa, có lúc lại mưa dầm gió bấc, và lỡ mất nhịp khâu. Độ mau thưa câu chữ vì thế đôi khi làm bạn bất ngờ.
Những bài thơ trong sách được viết từ 10 năm trước, khi tôi mới đặt chân đến Paris, tôi muốn chuyển đến các bạn những tình cảm nồng ấm đầu tiên tôi dành cho Paris. Trong số đó, bài Một buổi chiều đi học đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời tôi, vì chính bài thơ này đã giúp tôi có những người bạn đầu tiên ở Pháp, do tôi gửi một số bài đến báo Bèo, và bài thơ này được chọn để đăng trong số chuyên đề về Sinh viên du học, họ mời tôi vào ban biên tập, rồi cũng chính vì thế, chính nhờ bài thơ mà tôi tìm được công việc chuyên nghiệp đầu tiên.
Và tôi viết bài thơ ấy nhờ những ngọn gió:
« Gió xào xạc dưới chân
Gió quấn quanh người
Gió vuốt ve trên má
Gió bay trên tóc »
Tất nhiên sau đó tôi duy trì được công việc nhờ nỗ lực học hỏi của bản thân nhưng những gì bài thơ mang đến cho tôi, gió mang đến cho tôi thật kỳ diệu. Tôi nghĩ tôi có được điều đó vì tôi đã lắng nghe, tôi đã thu mình mà thuận theo dòng chảy, cùng với tình yêu, cảm thông với những gì tôi thấy hồi đó: người nhặt rác, lái xe buýt,… tôi đã nghe thấy, có lẽ là nhịp đập của thành phố, và Paris đã chấp nhận tôi. Rồi mọi việc bắt đầu như thế, các bạn sẽ khám phá trong cuốn Bỏ nhà đi Paris này.

……

Salammbo là cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Flaubert, ra mắt lần đầu tiên năm 1862, từ đó đến nay, 1 thế kỷ rưỡi đã trôi qua nhưng nó vẫn luôn nằm trên kệ các cửa hàng sách Pháp, có lẽ vì nó khá đặc biệt, như nhà văn Pháp George Sand đã từng nói: « Câu chuyện kỳ lạ và tuyệt đẹp, đầy bóng tối và ánh sáng. Nó chẳng là kiểu của ai và chẳng chịu ảnh hưởng của bất kỳ người nào; nó không thuộc một trường học nào cả ».
Bối cảnh lịch sử truyện là cuộc chiến giữa thành Carthage với quân Lính đánh thuê mà Carthage sử dụng trong Chiến tranh Carthage lần thứ nhất chống lại quân La Mã (thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên). Lính nổi dậy, tức giận vì ko nhận đc tiền lương như đã hứa sau khi chiến tranh với La Mã kết thúc. Flaubert đã làm sống lại một Phương Đông đầy màu sắc dữ dội mà trên hết là cuộc tình ngang trái giữa Ma-thô, thủ lĩnh quân Đánh thuê, và Salammbo, con gái Pháp quan, tướng quân Carthage.
Sau khi ra mắt lần đầu tiên, tiểu thuyết đã làm náo động cả Paris lúc bấy giờ, gây ra những cuộc tranh luận ồn ào, mà nội dung những cuộc tranh luận nảy lửa ấy còn ghi trong phụ lục tác phẩm. Khi có điều kiện, tôi sẽ giới thiệu trong một cuốn sách khác.
Salammbo đã là đề tài của nhiều bức hoạ nổi tiếng, tác phẩm cũng được chuyển thể thành opera, phim, kịch, truyện tranh. Câu chuyện lịch sử nhưng tính thời sự của nó  luôn nóng.
Về việc dịch của tôi:
Như người nông dân ngồi nhặt từng hạt, từng hạt thóc, tôi ngồi dịch từng câu, từng câu. Khi dịch S, tôi có đề ra những tiêu chí nhất định, như sau:
..
Văn của F trong S là những câu thơ, nhiều khi đẫm máu, là những hình ảnh tái hiện một Phương đông dữ dội, nên khi dịch, trước tiên tôi muốn chuyển tải hình ảnh, khi đọc bản tiếng Việt, người đọc phải thấy được hình ảnh như khi đọc bản tiếng Pháp. Tiếp đến, câu chữ sát nghĩa nhất có thể với bản gốc; và vì văn của F trong S là thơ viết bằng văn xuôi, tôi muốn bản tiếng Việt cũng là những câu thơ. Tôi chủ ý giữ giọng văn ngoắt ngoéo của Flaubert, hy vọng bạn đọc Việt tiếp cận và thưởng thức được phong cách của ông. Cuối cùng, tôi muốn đem lại sự mạch lạc, rõ ràng nhất có thể, vì ngay người Pháp khi đọc S cũng phải tra từ điển nhiều từ và tìm hiểu nhiều điển cố. Tôi có thể kể với các bạn là khi dịch, bên cạnh bản dịch chính, tôi có một file phụ chuyên ghi chép lại giải nghĩa tất cả những ý khó, bằng từ ngữ cũng như bằng hình ảnh, và file này rất dài, rồi tôi lọc ra từ những giải thích lê thê ấy những gì cần cho bạn đọc Việt. Như các bạn sẽ thấy trong phần giải thích dưới mỗi trang.
..
Với tất cả những tiêu chí ấy, tôi nghĩ mình có chút thành công khi nhận đc thư của mẹ tôi. Mẹ viết như sau:
« Mẹ đã lấy sách rồi. Thế là mẹ đọc một mạch mấy hôm nay. Con viết cũng dễ đọc. Còn chuyện dịch Salammbô thì đọc toàn thấy đánh nhau dễ sợ quá. Mẹ đọc mà tối đi ngủ cứ mơ. Chuyện hay thật nhưng đọc khá mệt. Con dịch chắc là mệt lắm. Đọc xong mà cứ như vừa bước ra khỏi địa ngục. » Khẳng định với các bạn là tôi dịch rất mệt. Nhiều khi đắng hết cả miệng đến mấy ngày liền.
Ảnh buổi ra mắt sách tại « La vie en rose café » ở Hà Nội và ký tặng bạn đọc tại các nhà sách Phương Nam ở Hà Nội và Sài Gòn tháng 4-2014:
Les images de notre séjour à Hà Nội et Sài Gòn en avril 2014:
Publié dans Activités | Laisser un commentaire

Tournée de dédicaces au Vietnam

Voici notre standee de la tournée de dédicaces au Vietnam.

Standee ra mắt  sách tại Việt Nam tháng 4, 2014.

Publié dans Activités | Laisser un commentaire

« Salammbô » et « Bỏ nhà đi Paris » au Vietnam

Bientôt nous irons au Vietnam pour dédicacer ces livres, à Hanoi et Saigon.

Cùng phối hợp với nhà sách Phương Nam, lịch giao lưu, gặp gỡ bạn đọc của bọn mình ở Việt Nam như sau:
Tại Hà Nội:
- Sáng thứ 7, 12/4/14, từ 9h: Ra mắt sách ở quán « La vie en rose », tiếng Pháp có nghĩa là « Cuộc sống màu hồng » (dù cuộc sống không phải khi nào cũng màu hồng!!), 10 Khúc Hạo, Q. Ba Đình, Hà Nội. Mình sẽ nói về 2 cuốn sách khoảng nửa tiếng (9h30 – 10h), rồi ở đó cả sáng.
- Chủ nhật 13/4/14: Gặp gỡ bạn đọc, ký sách ở Nhà sách Phương Nam Vincom (lầu 4, Vincom Galleries, 114 Mai Hắc Đế, Q. HBT) buổi sáng từ 10h30 và Garden Mall (S3 – 08 Tầng 3, TTTM Garden Mall, đường Mễ Trì, xã Mễ Trì, H. Từ Liêm) buổi chiều từ 15h.
Tại Sài Gòn:
- Sáng thứ 7, 19/4/14, từ 10h: Gặp gỡ bạn đọc, ký sách ở nhà sách Phương Nam Vincom (tầng B2, TTTM Vincom, 72 Lý Tự Trọng, Q1).

Publié dans Activités | Laisser un commentaire

Parution de la traduction en vietnamien de « Salammbô » par Camille Tham Tran

« Salammbô » de Flaubert, la traduction en vietnamien de Camille Tham Tran, vient de sortir au Vietnam.

« Cuốn Salammbô, tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Flaubert mình dịch vừa ra mắt, cũng trong hệ thống nhà sách Phương Nam và đại lý. Mình trích đây phần Lời người dịch, giới thiệu với mọi người:

« Mùa hè năm 2010, anh Bruno kể với tôi về một cuốn sách đã gây ấn tượng mạnh cho anh khi anh nằm viện sau phẫu thuật: Salammbô của Flaubert. Tôi tò mò muốn biết câu chuyện ấy. Và tôi bắt đầu: « Khi đó là ở Mêgara, ngoại thành Carthage, trong những khu vườn nhà Hamilcar. » Truyện cuốn tôi vào quá khứ, không cần đến « Cỗ máy thời gian ».

Flaubert du hành về phương Đông trong hơn một năm rưỡi với người bạn Maxime Du Camp, bắt đầu từ năm 1849. Họ theo dọc sông Nil, chiêm ngưỡng và nếm vị đặc trưng của nhiều nền văn hóa cổ xưa. Sau chuyến đi đầy tình tiết ấy, Du Camp viết rất nhiều và trở nên cực ‘hot’ trên các mặt báo Paris. Du Camp cũng muốn Flaubert viết về chuyến đi nổi tiếng của họ nhưng Flaubert chẳng viết gì cả. Lúc đó ông bắt tay vào viết cuốn Bà Bôvary, chủ đề ‘chuyện thường ngày ở huyện’. Phải chăng ông muốn làm lắng lại đống ghi chép và mớ cảm xúc ngồn ngộn sau chuyến du hý về phương Đông? Để rồi đến tháng 11 năm 1862, Salammbô ra đời, sau khoảng 5 năm viết và tìm hiểu lịch sử như một nhà nghiên cứu.

Tôi đã mỉm cười, tôi đã âm thầm khóc khi dịch cuốn sách. Cái chất thơ trong câu chữ Flaubert như mật ong, như nhựa cây dính chặt lấy tôi làm tôi không sao thoát ra được (vì thú thực là dịch văn của Flaubert rất khó, nhiều lúc tôi đã bỏ dở không dịch tiếp được nữa, tôi phải ngừng dịch có đến nhiều tuần). Dù sao thì giờ đây, truyện đã nằm trên tay bạn đọc. Tôi thật sự mừng vì đã hoàn thành nó.

« Phục tùng một cách sáng tạo » nguyên tác, tôi hy vọng giữ được chất thơ của tác phẩm. Bản dịch có thể còn nhiều sai sót, rất mong được độc giả chỉ giáo.

Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến bà Monique Bellamy, một cựu giáo viên Pháp ngữ rất nghiêm khắc trong việc sử dụng tiếng Pháp và anh Bruno Bellamy, người yêu văn học và không thể chịu nổi khi người khác viết lỗi. Hai người đã giúp tôi giải nghĩa rất nhiều ý phức tạp trong cuốn tiểu thuyết này.

Cuối cùng, tôi xin tiết lộ là cuốn tiểu thuyết được dịch ngay trên quê hương Flaubert, không xa ngôi nhà ở Croisset của ông, nơi ông viết Salammbô. Có lẽ không khí vùng Normandie đã góp phần giúp tôi thêm can đảm để hoàn thành cuốn sách.

Normandie, ngày 5 tháng 11 năm 2013″


Publié dans Activités | Laisser un commentaire

Parution du livre « Partie pour Paris » de Camille Tham Tran

« Những năm đầu chân ướt chân ráo ở Paris, tôi đã xoay xở ra sao?
Giới thiệu với mọi người cuốn « Bỏ nhà đi Paris » tôi ghi chép lại vài điều tai nghe mắt thấy. Sách vừa phát hành trong hệ thống nhà sách Phương Nam và đại lý. »
« Voici mon premier livre qui vient de paraître au Vietnam : « Partie pour Paris ». J’y raconte comment je me suis débrouillée pendant mes premières années agitées à Paris. Il y a aussi mes petits dessins et quelques dessins de mes amis. Une version française est en projet. :)
Un de mes poèmes intitulé « Một buổi chiều đi học », qui apparaît dans
ce roman, a déjà été publié dans le magazine franco-vietnamien « Bèo » de l’UJVF. »
Publié dans Activités | Laisser un commentaire